Việc tuyển dụng đúng người luôn là câu chuyện đau đáu của rất nhiều người làm công tác nhân sự và của cả chủ doanh nghiệp. Mặc dù chúng ta đang rất cần người, nhưng nếu tuyển dụng không kỹ càng, rất có thể chúng ta đang tự đốt thời gian và tâm huyết của chính mình.
- Một người không phù hợp với văn hóa của tổ chức rất dễ thu mình lại, không phát huy được năng lực; không đồng cảm với các vấn đề của doanh nghiệp hoặc làm ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của các nhân viên khác.
- Một trong những yếu tố để giữ chân nhân tài thành công là tuyển đồng nghiệp phù hợp cho họ. Đồng nghiệp mới không phù hợp có thể kéo theo nhiều nhân viên khác đồng loạt nghỉ việc, đặc biệt khi đó là vị trí quản lý.
Để biết được một nhân viên có phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp hay không, chúng ta cần thời gian quan sát và tạo điều kiện cho họ điều chỉnh bản thân. Điều này sẽ tốn khá nhiều thời gian, thay vào đó, EOS gợi ý 2 công cụ giúp Bạn nhanh chóng xác định đâu là ứng viên phù hợp có thể đồng hành lâu dài với tổ chức.
Công cụ EOS này cũng giúp cho các thành viên trong Ban tuyển dụng có chung cơ sở đánh giá và mang đến kết quả khách quan hơn.
1. CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CON NGƯỜI DỰA TRÊN GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Giá trị cốt lõi chính là gốc rễ của văn hóa doanh nghiệp, mỗi ứng viên khi đáp ứng các giá trị cốt lõi sẽ dễ dàng hòa mình vào văn hóa công ty và hợp tác tốt với đồng nghiệp. Việc sử dụng giá trị cốt lõi để tuyển dụng nhân sự đang được áp dụng phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam.
Tại Google, một trong những giá trị cốt lõi được dùng để trở thành triết lý tuyển dụng là tìm kiếm những người tử tế làm điều đúng đắng, muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn để cùng thực hiện sứ mệnh “sắp xếp thông tin của thế giới, làm cho nó trở nên hữu ích và ai cũng khai thác được”. Google đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng rất cao và không bao giờ thoả hiệp. Và họ sẵn sàng đợi rất lâu để tuyển được ứng viên thực sự phù hợp chứ không vội tuyển chỉ vì đang rất cần người.
Giá trị cốt lõi thường được xuất phát từ tính cách của người làm chủ hoặc thành viên ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu công ty của Bạn chưa xây dựng bộ giá trị cốt lõi hoặc nó chưa được giải thích rõ ràng, hãy suy nghĩ về việc đó trước.
Tham khảo cách xây dựng giá trị cốt lõi tại đây.
Với mỗi giá trị cốt lõi, Bạn hãy đặt ra các câu hỏi tương ứng, để xem xét ứng viên có giá trị này hay không. Lưu ý là Bạn không nên đặt dạng “Yes/No Question” để nhận về một đáp án hiển nhiên.
Ví dụ: một trong những giá trị cốt lõi của công ty là “Cam kết phát triển“. Nếu Bạn hỏi ứng viên: “Bạn có cam kết phát triển không?” Người đó có thể sẽ trả lời tương tự như: ” Vâng, tôi hoàn toàn cam kết phát triển mỗi ngày!”
Để đảm bảo không bị ứng viên đánh lừa bằng những câu hỏi này, Bạn hãy sử dụng công cụ Phân tích Con người People Analyzer của EOS:
Bằng cách tạo ra một bộ ba câu hỏi xác định cho mỗi giá trị cốt lõi, lần lượt hỏi ứng viên tiềm năng ba câu hỏi này, và sau đó xếp hạng từng câu trả lời của ứng viên như sau:
“+” = Anh/chị thể hiện giá trị cốt lõi này trong phần lớn thời gian.
“+/-” = Có lúc anh/chị thể hiện giá trị cốt lõi này, có lúc không
“-” = Anh/Chị không thể hiện giá trị cốt lõi này trong phần lớn thời gian
Sau đó, Bạn đưa giá trị trung bình của các câu trả lời vào trong bảng Phân tích Con người và xác định xem liệu họ có thực sự đáp ứng từng giá trị cốt lõi trong số năm giá trị cốt lõi hay không.
Ví dụ, đây là ba câu hỏi mà ban Tuyển dụng đưa ra cho giá trị cốt lõi: “Cam kết phát triển” cùng với câu trả lời được đưa ra bởi ứng viên tiềm năng:
- Khát vọng nghề nghiệp của bạn là gì? Câu trả lời được xếp hạng “+”
- Bạn mong muốn nhận được công việc gì trong công ty chúng tôi? Câu trả lời được xếp hạng “+”
- Điều gì thúc đẩy bạn? Câu trả lời được xếp hạng “+/-”
Nếu giá trị trung bình của 3 câu trên là “+”, Bạn hãy đặt dấu “+” vào bảng Phân tích Con người cho giá trị cốt lõi đó. Sau khi kiểm đếm và tính trung bình các câu trả lời cho cả năm giá trị cốt lõi, lúc này Bạn có thể xác định được ứng viên có đáp ứng các giá trị cốt lõi hay không.
Ứng viên Nguyễn Đức Hiếu đáp ứng đủ 5 giá trị cốt lõi (5 dấu +)
2. KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP BẰNG CÔNG CỤ GWC
Khi ứng viên thể hiện đủ các giá trị cốt lõi, Bạn đã có thể xác định được đây là người phù hợp với tổ chức. Bước quan trọng tiếp theo, Bạn cần đảm bảo năng lực ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng bằng Công cụ GWC của EOS.
GWC là viết tắc của Get it, Want it, Capacity to do it. Bạn hãy đặt những câu hỏi dựa trên Bảng mô tả công việc và CV của ứng viên để có được câu trả lời “CÓ” hoặc “KHÔNG” cho từng ý như sau:
- Ứng viên có “hiểu nó” không? Có hay không
- Ứng viên có “muốn nó” không? Có hay không
- Ứng viên “có đủ năng lực để làm việc đó” không? Có hay không
Ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn về giá trị cốt lõi và nhận được ba điểm “CÓ” cho GWC sẽ là “Right People Right Seat” mà Bạn đang tìm kiếm.
Ứng viên Nguyễn Đức Hiếu đạt ba điểm “Có” cho GWC
Công cụ Phân tích con người People Analyzer và GWC nằm trong bộ 20 công cụ của EOS, thuộc hợp phần Con người.
EOS là Hệ điều hành doanh nghiệp toàn diện chuẩn Hoa Kỳ, EOS tập trung vào thực hành bằng việc cung cấp bộ 20 công cụ giúp Bạn vận hành tổ chức bài bản.
Download và trải nghiệm các công cụ vận hành doanh nghiệp cơ bản của EOS tại đây.
Theo BSS Việt Nam