Ra đời từ đầu những năm 1990s, KPI/BSC là một trong các phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thế nhưng ở Việt Nam hiện nay, có khá ít doanh nghiệp triển khai thành công. Vậy đâu là lý do dẫn đến việc triển khai KPI thất bại?
Dưới đây là 5 lý do chính khiến việc triển khai KPI thất bại:
Nội dung bài viết
1. Không xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp:
“Key Performance Indicator” hay KPI là chỉ số đo lường và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Do đó, nếu tổ chức không xây dựng rõ ràng các mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn thì KPI sẽ không có tính thực tiễn và không thể hoàn thành bởi đội ngũ nhân sự trong tổ chức. Bên cạnh đó, việc này còn khiến doanh nghiệp lãng phí nguồn lực và tài nguyên, đồng thời không đem lại kết quả như kỳ vọng.
Các doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là Mỹ họ thường xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp trong 10 năm. Ở Việt Nam, ít nhất chủ doanh nghiệp phải cùng đội ngũ của mình xây dựng tầm nhìn trong 5 năm, rồi sau đó phân rã xuống còn 3 năm, 1 năm và theo từng quý. Khi có các mục tiêu cụ thể và rõ ràng, chúng ta mới bắt đầu xây dựng các chỉ số KPI để đo lường các mục tiêu đó.
Tham khảo cách doanh nghiệp Mỹ xây dựng Tầm nhìn qua công cụ V/TO
2. Không tracking KPI theo tuần hoặc tháng:
Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp tracking KPI theo quý, như vậy là quá muộn và chúng ta không thể nào quay ngược thời gian để xử lý các vấn đề đang làm ảnh hưởng tới KPI. Không tracking thường xuyên còn khiến nhân viên lơ là và các chỉ số này dần trở nên “móc meo”.
Tracking KPI hàng tuần hàng tháng còn giúp chúng ta nắm bắt được tình hình kinh doanh đang tác động và thay đổi đến tổ chức như thế nào.
Khá nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp tình trạng KPI cá nhân đạt nhưng KPI phòng ban hoặc công ty không đạt. Lý do đến từ việc nhập nhằng trong quá trình xây dựng mục tiêu công ty và mục tiêu cá nhân; thiếu tính kết nối khi xây dựng các chỉ số. KPI phải được phân rã xuống các tầng trong trong công ty, từ cấp công ty, xuống cấp phòng ban và xuống từng cá nhân. KPI cần có sự liên kết với nhau và liên kết với các hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng dashboard tổng hợp các chỉ số trong tổ chức để có cái nhìn tổng quát và quan sát sự tác động giữa các chỉ số, từ đó đưa ra phương án hành động kịp thời.
Tìm hiểu cách xây dựng dashboard tracking theo tuần.
3. KPI không mang tính hành động, SMART và thực tế:
Có 2 loại chỉ số là chỉ số dẫn dắt (Leading Indicator) và chỉ số kết quả (Lagging Indicator). Thông thường, chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả, ví dụ như doanh thu bán hàng 100 triệu/ tuần. Nhưng để đạt được con số 100 triệu này thì các chỉ số dẫn dắt là gì?
Không xây dựng chỉ số dẫn dắt sẽ khiến chỉ số kết quả trở nên mông lung và khó có thể đạt được.
Ví dụ: Để biết các chỉ số dẫn dắt trong trường hợp trên, chúng ta hãy nhìn vào quy trình bán hàng và liệt kê các bước then chốt để đo lường (số cuộc gọi, số chào giá được gửi đi, số lần demo sản phẩm..). Từ đó quyết định đâu là chỉ số dẫn dắt tạo ra chỉ số kết quả. Lưu ý là các chỉ số này phải là công việc hằng ngày của nhân viên, có như vậy chỉ số mới mang tính thực tế và có thể thực hiện được.
4. Tổ chức cuộc họp không hiệu quả:
Chúng ta thường cho rằng họp hành chỉ mất thời gian mà không đem lại kết quả như mong đợi. Nhưng nếu chúng ta biết cách tổ chức một cuộc họp hiệu quả, thì đây sẽ là công cụ tuyệt vời để kết nối và bám sát các mục tiêu của tổ chức.
Steve Jobs thường họp định kỳ BOD Apple hàng tuần để đảm bảo mục tiêu của năm và các kế hoạch không đi chệch hướng.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu khái niệm nhịp họp là gì? Nhịp họp chính là nhịp đập của tổ chức, là các cuộc họp được tổ chức định kỳ nhằm phân nhỏ khối lượng công việc trong thời gian dài. Mỗi khi bị mất nhịp họp thì chúng ta phải gánh vác các khối lượng công việc thất thường, từ đó dễ gây áp lực và chán nản trong công việc. Để giảm việc đó, chúng ta cần phải duy trì nhịp họp ổn định.
Ý nghĩa của nhịp họp: tăng lực đẩy trong tổ chức, tăng tính chịu trách nhiệm giải trình, cải thiện giao tiếp, đội ngũ gắn kết, tạo tính kết nối hàng tuần. Nhịp họp bao gồm:
- Họp năm (Annual): nhìn lại tầm nhìn doanh nghiệp và lên kế hoạch kinh doanh cho năm sau;
- Họp quý (Quarterly): đánh giá hoạt động quý vừa rồi và lên kế hoạch cho quý tới;
- Họp tuần (Weekly): review KPI, review to do list và nhận các phản hồi hàng tuần từ khách hàng để có phương án kịp thời.
Tham khảo nhịp họp tuần Level 10 Meeting
5. Không tìm hiểu công nghệ khi triển khai KPI
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trên 50 nhân sự, cần sử dụng nền tảng công nghệ để tracking các chỉ số hàng tuần dễ dàng.
Trên đây là 5 lý do triển khai KPI thất bại của Doanh nghiệp Việt. Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của nhiều chủ doanh nghiệp.
—————————————————-
10 KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KPI THÀNH CÔNG
1. Xây dựng bảng cấu trúc doanh nghiệp chuẩn: KPI được xây đến từng nhân viên nên cấu trúc doanh nghiệp phải chuẩn ngay từ đầu, thì KPI mới có tính kết nối và chặt chẽ. (Tham khảo Sơ đồ giải trình trách nhiệm)
2. Họp đội ngũ để xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp:Tập hợp đội ngũ để xây dựng định hướng, tạo sự tin tưởng và khả năng thực hiện.
3. Triển khai KPI từ cấp công ty xuống nhân viên.
4. Giới hạn KPI từ 5-15 chỉ số: Nên giới hạn KPI, 15 chỉ số cấp công ty, 5-10 chỉ số cấp phòng ban và 1-5 chỉ số cấp nhân viên. Phải xác định các chỉ số then chốt, được đội ngũ đồng ý và nó là của doanh nghiệp mình, không nên sao chép.
5. Tracking KPI theo tuần/tháng tất cả các tầng.
6. Tổ chức nhịp họp định kỳ (năm, quý, tuần).
7. Ứng dụng software (PDCA): check xem có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không trước khi quyết định sử dụng.
8. Hiệu chỉnh KPI phù hợp thực tiễn.
9. Truyền thông nội bộ: KPI để quản trị mục tiêu cho công ty chứ không phải kiểm soát nhân viên.
10. Đào tạo nội bộ: để bộ máy tự vận hành.
BSS Việt Nam hy vọng với các lý do triển khai KPI thất bại và các kinh nghiệm triển khai KPI thành công trên đây sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có góc nhìn thực tiễn và góp phần vào việc quản trị doanh nghiệp thành công.
—————————————————-
Xem thêm Xây dựng KPI: Đơn giản và nâng cấp theo thời gian.
BSS Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp vận hành theo Hệ điều hành doanh nghiệp EOS.
EOS cung cấp nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện thông qua 6 cốt lõi trong một tổ chức (Tầm nhìn, Con người, Dữ liệu, Vấn đề, Quy trình, Lực đẩy) và bộ 20 công cụ quản lý dễ sử dụng (Bảng xây dựng tầm nhìn V/TO, Sơ đồ giải trình trách nhiệm, Thẻ điểm Scorecard, Quy trình tổ chức cuộc họp Level10 Meeting,…)
Tìm hiểu và download bộ công cụ miễn phí tại đây.
Theo BSS Việt Nam