Trong thời đại “khởi nghiệp” ngày nay thì việc kinh doanh cũng chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Mỗi năm với hàng triệu công ty được sinh ra, kéo theo đó cũng là hàng triệu công ty biến mất cũng đã cho chúng ta thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường là như thế nào. Việc xây dựng một công ty phát triển và tồn tại không phải là việc dễ dàng, nó giống như việc bạn đang xây dựng một đế chế vậy.
Các doanh nhân khi mới bắt đầu xây dựng công ty thường rất cẩn trọng khi áp dụng cách thức quản trị cho doanh nghiệp. Họ thường lo ngại sự quan liêu áp đặt sẽ cản trở sự sáng tạo đổi mới cho doanh nghiệp của mình, vậy nên thường không tạo nên một cấu trúc để vận hành doanh nghiệp. Nhưng để một doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru cấu trúc là điều cần thiết. Vì vậy Gino Wickman (cha đẻ của Mô hình EOS) đã xây dựng nên một công cụ đơn giản để giúp các doanh nghiệp có thể tạo nên một sơ đồ cấu trúc cho mình.
Các doanh nghiệp thường tự hỏi: “Đâu là cấu trúc đúng để giúp doanh nghiệp có thể phát triển?”. Công cụ Sơ đồ giải trình trách nhiệm sẽ giúp người sử dụng phải nhìn nhận tổ chức theo một cách khác và xác định các vấn đề con người đã khiến họ không thể tiến xa. Sơ đồ giải trình trách nhiệm bắt đầu với một niềm tin cơ bản rằng mọi hoạt động kinh doanh đều chỉ có ba chức năng chính – những thứ giúp vận hành tổ chức dù họ là công ty khởi nghiệp hay doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới.
Đây là ba chức năng chính của một doanh nghiệp, nếu có bất kỳ bộ phận nào trong ba chức năng hoạt động yếu kém thì tổ chức của bạn sẽ hoạt động không hiệu quả. Để duy trì trách nhiệm giải trình, chỉ một người duy nhất sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trong các bộ phận trọng yếu của tổ chức. Khi có hơn một người chịu trách nhiệm giải trình, sẽ không có ai chịu trách nhiệm thực sự cả.
Nhà tích hợp chính là người kết hợp hài hòa các chức năng trọng yếu của một doanh nghiệp. Khi các bộ phận chính của doanh nghiệp mạnh lên và doanh nghiệp có những người chịu trách nhiệm cho từng chức năng, sẽ xuất hiện sự cọ xát và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bộ phận. Người tích hợp sẽ biến sự cọ xát đó thành nguồn năng lượng lớn cho doanh nghiệp. Đây là người tạo nên sự kết dính, giữ cho tổ chức thành một khối.
Người tầm nhìn thường là chủ doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp. Họ thường là người rất sáng tạo, với hơn 10 ý tưởng mỗi tuần và hầu hết đều là những ý tưởng thú vị. Họ là người sinh ra để làm những việc lớn lao, tạo động lực văn hóa cho doanh nghiệp của mình. Và họ là món quà vô giá của một tổ chức.
Điều khiến cho Sơ đồ giải trình trách nhiệm có giá trị hơn so với một sơ đồ tổ chức thông thường là khi đã xác định rõ các chức năng chính, mỗi chức năng sẽ bao gồm 5 vai trò chính yếu.
Việc xác định rõ các vai trò này cho mỗi người trong sơ đồ sẽ đảm bảo tính giải trình trách nhiệm cho tổ chức. Đội ngũ nhân sự sẽ nắm rõ vai trò của nhau và biết rõ mình cần phải làm gì. Điều này giúp hạn chế tối đa việc đùng đẩy trách nhiệm và làm tăng tính tự giác trong công việc. Các vai trò chính yếu này cần được thể hiện rõ ràng, cụ thể theo đúng chức năng mà mỗi người đang đảm nhận, đồng thời không được diễn tả quá chung chung.
Khi một doanh nghiệp đã hoàn thành sơ đồ trách nhiệm giải trình, cũng là lúc đội ngũ của họ đã sẵn sàng để có thể phát triển lên những nấc thang tiếp theo của sự phát triển. Tạo nên nền tảng để doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững.
Sơ đồ giải trình trách nhiệm sau khi hoàn thành với các chức năng chính và vai trò cụ thể
BƯỚC TIẾP THEO
Tải Bộ công cụ EOS và bắt đầu thực hành việc xây dựng Sơ đồ giải trình trách nhiệm cho tổ chức
Phân biệt Sơ đồ giải trình trách nhiệm và Sơ đồ tổ chức
Chuyển Sơ đồ tổ chức thành Sơ đồ giải trình trách nhiệm
Liên hệ chuyên gia EOS để được hướng dẫn chi tiết
Theo BSS Việt Nam