Nếu như bạn giống với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chắc hẳn bạn đang cố gắng thể hiện một cách trực quan cấu trúc tổ chức của mình. Vậy cách tốt nhất để làm điều đó là bằng một Sơ đồ tổ chức hay một Sơ đồ giải trình trách nhiệm? Điểm khác biệt giữa chúng là gì?

Sơ đồ tổ chức tập trung vào việc ai báo cáo cho ai, nhưng thường không làm rõ được một trong những vấn đề mà hầu hết các công ty gặp phải: thiếu các chức năng chính và người chịu trách nhiệm giải trình cho mỗi công việc.

Sơ đồ giải trình trách nhiệm đem lại sự rõ ràng về việc ai là người đứng đầu các chức năng chính trong tổ chức và xác định các vai trò trách nhiệm chính của từng người.

so-do-giai-trinh-trach-nhiem-accountability Chart

Mình họa sơ đồ giải trình trách nhiệm với 4 Chức năng chính: Marketing, Sales, Operations, Finance

Nội dung bài viết

GIẢI TRÌNH TRÁCH NHIỆM RÕ RÀNG SẼ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC

Hãy nhìn vào công ty của bạn và tự hỏi bản thân:

– Đội nhóm của bạn có đang lúng túng trong việc xác định trách nhiệm của từng người không?

– Các bạn đã lãng phí bao nhiêu thời gian vì lỗ hổng kiến thức giải trình trách nhiệm này?

– Bao nhiêu mục tiêu đã không được hoàn thành đúng thời hạn vì không có người thúc đẩy chúng?

Điều cực kỳ quan trọng ở tất cả các công ty chính là làm rõ trách nhiệm này. Cho dù là vấn đề dịch vụ khách hàng hay không có giấy vệ sinh trong toilet – bạn sẽ tiết kiệm thời gian và năng lượng nếu như nhân viên của mình không bị buộc phải đoán xem ai là người chịu trách nhiệm vấn đề này.

Ai là người quyết định cấp tiền cho một dự án lớn mới của công ty – Giám đốc Tài chính, chủ doanh nghiệp hay cả hai? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý đội thiết kế website thuê ngoài – Giám đốc Marketing hay Giám đốc Kỹ thuật? Ai là người quyết định mức hoa hồng phải trả – Phó Giám đốc Kinh doanh, Giám đốc Tài chính hay là chủ doanh nghiệp?

CÁCH LẬP SƠ ĐỒ GIẢI TRÌNH TRÁCH NHIỆM

Xem video hướng dẫn của nhà sáng lập Mô hình EOS Gino Wickman để hiểu được sức mạnh của sơ đồ giải trình trách nhiệm và cách cấu trúc tổ chức của bạn một cách hiệu quả:

Hãy nhớ rằng, chỉ nên có duy nhất một người chịu trách nhiệm ở mỗi trách nhiệm chính và mọi người nên biết ai chịu trách nhiệm những việc gì. Xét cho cùng, nếu mọi người đều có trách nhiệm cho cùng một việc thì sẽ chẳng có ai thực sự phải chịu trách nhiệm cho việc đó.

BƯỚC TIẾP THEO

Download công cụ Sơ đồ giải trình trách nhiệm và bắt tay vào xây dựng sơ đồ cho tổ chức

Đọc bài viết Chuyển Sơ đồ tổ chức thành Sơ đồ giải trình trách nhiệm

Liên hệ Chuyên gia EOS tại Việt Nam để được hướng dẫn giải đáp thắc mắc trong quá trình vận hành.

Theo Ed Callahan

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *