Thế hệ Gen Z (thế hệ được sinh ra từ năm 1997 – 2012) là thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp cận Internet từ nhỏ, các thành viên của thế hệ Z còn được gọi là những “công dân thời đại kĩ thuật số”.
Trong khi thế hệ Millennials (Gen Y) ở thời điểm hiện tại đã trở thành lực lượng lao động chính, thì thế hệ Gen Z dần lớn lên và bắt đầu gia nhập lực lượng lao động.
Nếu doanh nghiệp đang phải đối mặt với câu chuyện tuyển dụng, giữ nhân tài giữa thế hệ “Millenials” và làn sóng “GenZ”, thì điểm cuối cùng doanh nghiệp cần làm rõ chính là 2 thế hệ này được nuôi dưỡng trong môi trường cùng với sự phát triển khác nhau, theo đó mong muốn và nhu cầu của 2 thế hệ mang đến sự khác biệt lớn. Chính vì vậy mà trong quy trình tuyển dụng, giữ chân nhân tài giữa 2 nguồn lực này cần được xây dựng với những nét riêng để giúp doanh nghiệp củng cố được vấn đề nhân sự đồng thời tìm được người cho vị trí còn trống.
Cùng BSS Việt Nam theo dõi bài viết ngày hôm này để tìm hiểu về thế hệ Gen Z khi gia nhập môi trường công sở.
Sự khác biệt thế hệ Gen Z và thế hệ Millennials (Gen Y )
- Thế hệ Millennials chứng kiến sự ra đời, nguồn gốc và quá trình phát triển của internet, trong khi đó internet đã là một phần giáo dục, phát triển của thế hệ Gen Z. Điều này gây tác động nên tính cách, hành vi, quá trình tiếp cận, nhận diện vấn đề khác nhau của 2 thế hệ.
- Thế hệ Millennials được cho rằng có tính hợp tác cao hơn khi thế hệ Gen Z đề cao tính độc lập và tự chủ.
- Thế hệ Millennials được cho rằng là những người có sức bền và chiến đấu cao, còn một số ý kiến cho rằng Gen Z là “bông tuyết” và “không muốn lớn lên”. Tuy nhiên điều không thể phủ nhận đó chính là thế hệ Gen Z mang đầy nhiệt huyết, tiếp thu kiến thức nhanh, dễ dàng hòa nhập với môi trường mới… Và họ đã sớm trở thành nhóm nhân tài lớn nhất trên thị trường, khi đó để doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường tuyển dụng, doanh nghiệp cần điều chỉnh các chiến lược thu hút nhân tài để mang lại trải nghiệm tốt cho ứng viên.
Gen Z gia nhập thị trường lao động và những điều cần biết
- Tôn trọng sự thật, thích được lắng nghe
Với cá tính độc lập, tự chủ Gen Z quan tâm đến sự tự do và thích được mọi người lắng nghe. Rất dễ dàng nhận ra rằng họ mong cầu được làm việc trong môi trường thúc đẩy sự giao tiếp cởi mở, không cảm thấy ràng buộc bởi những yêu cầu nghiêm ngặt. Theo các nghiên cứu cho rằng, điều này cũng có nghĩa rằng thế hệ Gen Z không thích các cuộc họp mang tính lề lối truyền thống cùng với những suy nghĩ áp đặt từ cấp trên.
Vì vậy, một trong những điểm mạnh của doanh nghiệp để thu hút các bạn Gen Z chính xây dựng môi trường cởi mở, cho phép mọi người được lắng nghe và trình bày ý kiến. Đôi khi tạo cơ hội để thế hệ Gen Z học hỏi những điều mới từ người khác chứ không chỉ dừng lại ở một vai trò họ đảm nhận duy nhất.
- Tính linh hoạt trong môi trường làm việc
Khi doanh nghiệp bắt đầu đón nhận sự gia nhập của làn sóng Gen Z, các tổ chức nhận ra rằng thế hệ này quen với lối sống làm việc linh hoạt mang đến hiệu quả làm việc cao. Trong khi nhiều thế hệ trước có suy nghĩ rằng “Công việc ở lại nơi làm việc, cuộc sống gia đình ở nhà”, thì thế hệ Gen Z mong muốn hòa hợp giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn. Họ ưu tiên hoàn thành công việc ở bất cứ địa điểm nào để có cơ hội chú trọng đến cuộc sống cá nhân của mình. Chính vì vậy một doanh nghiệp đáp ứng sự linh hoạt trong địa điểm, giờ giấc làm việc sẽ là một điểm cộng đối với các bạn Gen Z.
- Cung cấp lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng
Với tính cách không ngừng học hỏi, mong muốn phát triển cùng với đó nhu cầu cá nhân hóa càng cao, vì vậy các bạn Gen Z luôn có những yêu cầu rõ ràng cho nghề nghiệp của mình. Nếu doanh nghiệp cho các ứng viên thấy được sự minh bạch ở sơ đồ trách nhiệm, cùng với sự rõ ràng ở lộ trình thăng tiến khi làm việc tại doanh nghiệp, đây sẽ là một điểm lợi thế trong quá trình tuyển dụng.
- Làm việc hướng đến giá trị nhiều hơn, coi trọng “sự phù hợp” trong môi trường làm việc
Thế hệ Gen Z mong muốn làm việc mang đến những giá trị cho cộng đồng, xã hội nhiều hơn so với thế hệ đi trước. Không chỉ là một công việc, doanh nghiệp cần cung cấp cho thế hệ Gen Z một công việc giá trị bằng cách thể hiện rõ “tầm nhìn” và “sứ mệnh” hấp dẫn. Tiền lương sẽ là yếu tố quan trọng, nhưng môi trường làm việc và sự phù hợp ở các giá trị là yếu tố khiến thế hệ Gen Z ra quyết định lựa chọn.
Trong khi thế hệ Gen Z có thể học được cách chiến đấu, sức bền, kinh nghiệm dày dặn trên chiến trường… từ thế hệ đi trước, thì thế hệ Millenials có thể học được lối suy nghĩ nhạy bén, tinh thần cởi mở… từ thế hệ Gen Z. Suy cho cùng mục tiêu cuối cùng doanh nghiệp là xây dựng được môi trường hợp tác với sự cởi mở, và tin tưởng.
Với những tính cách của nguồn nhân lực gen Z, Doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, giao tiếp tốt, có lộ trình thăng tiến và tầm nhìn sứ mệnh rõ ràng để thu hút và phát huy thế mạnh của thế hệ trẻ này.
Mô hình EOS – một mô hình vận hành đến từ Mỹ lại rất phù hợp với gen Z bởi tính hiện đại và cởi mở của mình:
- Khung xây dựng Tầm nhìn sứ mệnh – Giá trị cốt lõi rõ ràng dễ truyền thông đến nhân viên
- Sơ đồ giải trình trách nhiệm cho thấy 5 vai trò chính yếu của mỗi vị trí và cơ hội thăng tiến theo cấp bậc
- Giao tiếp cởi mở và luôn luôn lắng nghe bởi khung cuộc họp khoa học 7 bước tập trung vào khai thác ý kiến của đội ngũ
- Hệ thống mục tiêu cụ thể được chia nhỏ thành các cột mốc dễ dàng checkin hàng tuần, tăng tính chủ động và trách nhiệm cho nhân viên, bất chấp các trở ngại về địa điểm và thời gian làm việc linh hoạt.
>>> Đăng ký tư vấn mô hình EOS tại đây.
Tips vận dụng EOS để tuyển dụng người tài
Với cách vận hành doanh nghiệp thông minh, hiện đại của mình, EOS được xem là điểm cộng cho các thương hiệu tuyển dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, bạn vẫn có thể tuyển được người tài thông qua tips thông minh sau được chia sẻ bởi chính các CEO người Việt đang áp dụng EOS đó là: hãy chia sẻ cách bạn vận hành doanh nghiệp trên app Simplamo (phần mềm số hóa mô hình EOS) với ứng viên tiềm năng của mình.
“Bạn muốn có người tài thì bạn phải thể hiện được công ty của bạn chính là môi trường lý tưởng cho nhân tài tỏa sáng.”
Các tính năng Simplamo mà bạn nên chia sẻ với ứng viên:
- Bảng chỉ số scorecard, khung cuộc họp tuần: cho thấy sự minh bạch trong số liệu, cách quản trị hàng tuần hàng ngày có khung có hệ thống, bài bản của doanh nghiệp bạn.
- Sơ đồ trách nhiệm rõ ràng: để nhân tài thấy họ sẽ phải làm gì, với ai, quản lý ai và làm việc dưới ai, lộ trình thăng tiến ra sao
- Bảng Tầm nhìn: bao gồm Sứ mệnh, Lý tưởng – giá trị cốt lõi của công ty có phải là điều nhân tài đang tìm kiếm
- Bảng mục tiêu quý: để họ hình dung khi vào công ty họ sẽ làm cái gì trước tiên, các mục tiêu này có đủ hào hứng với họ hay không?
Chúc bạn tuyển nhân tài thành công với tips này của Simplamo.
Đăng ký nhận buổi demo tính năng Simplamo tại đây.