Khi tiếp xúc với các nền tảng quản trị Doanh nghiệp, các Anh/Chị chủ Doanh nghiệp sẽ bắt gặp hai nền tảng có nhiều nét tương đồng, đó là Hệ điều hành Doanh nghiệp EOS (Entrepreneurial Operating System) và Mở rộng Doanh nghiệp Scaling Up. Vậy hai nền tảng này có điểm gì giống và khác nhau?
Về nguồn gốc, Hệ điều hành Doanh nghiệp EOS được tạo ra bởi Gino Wickman. Gino vốn là một người điều hành Doanh nghiệp đã áp dụng Scaling Up vào Doanh nghiệp của ông ấy và là một trong những huấn luyện viên triển khai Scaling Up. Có thể nói, Hệ điều hành Doanh nghiệp EOS là phiên bản đơn giản hơn của Scaling Up.
ĐIỂM GIỐNG
Cả hai nền tảng quản trị Doanh nghiệp này cùng được xây dựng dựa trên tư tưởng quản trị của Jim Collins – đó là tập trung vào một Tầm nhìn Doanh nghiệp được đồng thuận và chia sẻ tới mọi nhân viên của Doanh nghiệp. Cả hai đều khuyến nghị có nhịp họp hàng quý và hàng năm tương thích với bộ công cụ riêng của mình. Ngoài ra, cả hai nền tảng đều có dịch vụ tư vấn triển khai cùng Doanh nghiệp và có những phần mềm triển khai hỗ trợ.
ĐIỂM KHÁC
1. Quy mô và đối tượng áp dụng:
Hệ điều hành Doanh nghiệp EOS có lợi thế là áp dụng được cho mọi Doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ở quy mô vừa và nhỏ (10-250 nhân viên) và đang ở giai đoạn đầu của phát triển Doanh nghiệp sau khi đã có sản phẩm dịch vụ có vị thế trên thị trường. Có ba việc được thực hiện ngay là: Thiết lập mục tiêu ưu tiên, cách quản trị năng suất nhân viên và nhịp họp (cả hai nền tảng cùng có nhịp họp quý và năm, tuy nhiên, Scaling Up có triển khai thêm cuộc họp ngày).
Ngoài ra, EOS có phiên bản riêng của công cụ One-Page Strategic Plan (Kế hoạch chiến lược trong một trang giấy) của Scaling Up, đó là công cụ Bảng xây dựng Tầm nhìn Doanh nghiệp V/TO.
Bên cạnh đó, Scaling Up tập trung vào Doanh nghiệp với quy mô lớn hơn (25-2500 nhân viên) và các công ty StartUp muốn phát triển thật nhanh.
2. Chiến lược (Strategy):
EOS tóm lược mỗi Doanh nghiệp theo sáu hợp phần trọng yếu là: Tầm nhìn, Con người, Dữ liệu, Vấn đề, Quy trình và Lực đẩy. Scaling Up tóm lược mỗi Doanh nghiệp theo bốn trụ cột là: Con người, Chiến lược, Thực thi và Tiền mặt.
Như có thể thấy, EOS tập trung được vào hai trụ cột của Scaling Up, đó là: Con người và Thực thi. Do đó, EOS có tính thực tiễn cao hơn.
3. Tiền mặt (Cash):
Một Doanh nghiệp có thể tồn tại với nhân lực có năng lực khá, với chiến lược không quá sâu sắc và với khả năng thực thi vừa phải, nhưng không thể thiếu tiền mặt. EOS không đi quá sâu vào vấn đề quản trị dòng tiền còn Scaling Up hướng dẫn về Cash Conversion Cycle (Vòng quay tiền mặt – Một thuật ngữ tài chính để một công ty chuyển đổi các khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng).
4. Nhịp họp ngày (Daily Huddle):
EOS có nhịp họp thường xuyên nhất là họp tuần (cuộc họp Level 10 Meeting). Scaling Up đi thêm một bước nữa, đó là có nhịp họp ngày. Mục đích là để hạn chế việc trao đổi thông tin không hiệu quả (ví dụ, gửi email qua lại mà vẫn không hiểu ý …). Nhịp họp ngày thường được ứng dụng rộng rãi trong các StartUp, đặc biệt là các StartUp công nghệ.
5. Phần mềm hỗ trợ (Technology Platform):
Scaling Up Scorecard là phần mềm SaaS kèm theo với Scaling Up, giúp quản trị toàn Doanh nghiệp. Với EOS, sự lựa chọn đa dạng hơn: Traction Tools, Ninety.io và Traction Work. Trong đó Traction Work có giao diện thân thiện với người dùng nhất. Để trải nghiệm, Anh/Chị có thể truy cập vào link https://tractionwork.com/ và hoặc liên hệ BSS Việt Nam để được hướng dẫn.
Trên đây là các phân tích về hai nền tảng quản trị Doanh nghiệp thịnh hành: EOS và Scaling Up. Đội ngũ BSS Việt Nam tin tưởng rằng qua bài viết này, Anh/Chị chủ Doanh nghiệp có thêm thông tin để quyết định nền tảng phù hợp với tình trạng hiện tại của Doanh nghiệp.
Đọc thêm: So sánh OKR và EOS: Có thể kết hợp cả hai?
Theo BSS Việt Nam