Hầu hết các doanh nhân hiện nay đều từng trải qua trạng thái mù mờ trong vận hành doanh nghiệp. Họ đưa ra các quyết định lớn dựa trên cảm giác và cảm xúc mơ hồ hơn là sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định nhanh chóng và đầy đủ thông tin.
Trong vòng một tuần, công ty của bạn giành được một đơn đặt hàng lớn, bạn nhận được một số phản hồi tích cực từ một khách hàng quan trọng và cuối cùng tìm được người phù hợp để ngồi vào vị trí chủ chốt – bạn có thể cảm thấy như bạn đang điều hành một doanh nghiệp tốt nhất trên thế giới. Nhưng vào tuần kế tiếp, bạn thua một khoản mua bán lớn, nhận được phản ứng khó chịu từ một khách hàng lâu năm và một số vấn đề về con người phát sinh trong tổ chức – bạn có thể cảm thấy rằng mình đang điều hành một công ty gặp khó khăn nhất hành tinh.
Tất nhiên, trong cả hai trường hợp, bạn thường sai. Cảm xúc tăng cao khi bạn đang điều hành một doanh nghiệp và khi những cảm xúc đó trở nên cực đoan, chúng có thể làm mờ khả năng phán đoán của bạn. Đây chính là lúc chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của Hợp phần Dữ liệu.
Bản thân là một Visionary (nhà lãnh đạo tầm nhìn), tôi không bao giờ ủng hộ việc loại bỏ cảm xúc khi đưa ra quyết định. Bản năng thô sơ đó vô cùng quý giá, nhưng tôi đã tận mắt chứng kiến rằng các quyết định tốt nhất thường được đưa ra khi bạn biết kiềm chế cảm xúc bằng dữ liệu khách quan và thực tế. Tăng cường Hợp phần Dữ liệu của bạn sẽ giúp bạn làm điều đó mà không làm chậm quá trình ra quyết định. Dưới đây là các gợi ý:
3 BƯỚC ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỢP PHẦN DỮ LIỆU
Bước 1: Xây dựng Scorecard cho ban lãnh đạo
Xác định và theo dõi từ 5 – 15 chỉ số hàng tuần cho ban lãnh đạo cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của mình. Bằng cách xem nhanh lịch sử 13 tuần (quý) của từng chỉ số đo lường đó, bạn sẽ bắt đầu thấy các quỹ đạo và xu hướng phát triển, dựa vào đó bạn có thể biết được liệu sự kiện đó có diễn ra nữa hay không, ví dụ như một dự án thắng hay thua.
Bước 2: Xây dựng Scorecard cho các phòng ban.
Các chỉ số hàng tuần sẽ cung cấp cho bạn bức tranh rõ nét về hoạt động của phòng Sale và Marketing, kể cả phòng Vận hành, Kế toán hayTài chính cũng vậy.
Bạn có thể theo dõi các chỉ số và dự đoán kết quả trong tháng tới hoặc quý tới. Sẽ thật tuyệt biết bao nếu team sale của bạn bắt đầu hành động khi nhận thấy các đề xuất bán hàng đi chệch hướng, thay vì đợi cho đến khi các đơn hàng thật sự đi chệch hướng. Scorecard của các phòng ban rất có giá trị vì chúng cung cấp cho các nhà lãnh đạo dữ liệu để thúc đẩy trách nhiệm giải trình của đội ngũ trong việc hoàn thành các chỉ số và chủ động giải quyết vấn đề.
Bước 3: Đảm bảo rằng mọi người đều có một số.
Như vậy, mọi người trong tổ chức của bạn sẽ nhìn vào scorecard mỗi tuần và cảm thấy có trách nhiệm với việc giữ một, hai hoặc ba kết quả đo lường đi đúng hướng. Điều đó kết nối mỗi nhân viên với các hành động cụ thể giúp công ty đạt được tầm nhìn. Nó giúp nhân viên “tự quản lý” và chủ động tìm kiếm sự trợ giúp từ người quản lý của họ khi họ đi chệch hướng.
Nếu bạn đang trong tình trạng mù mờ, hãy cân nhắc thực hiện ba bước trên để củng cố Hợp phần dữ liệu. Nếu làm như vậy, bạn sẽ thấy rằng công việc kinh doanh của mình sẽ trở nên yên bình hơn, sinh lời nhiều hơn và cuối cùng là vui vẻ hơn.
BƯỚC TIẾP THEO
Download công cụ Scorecard và bắt tay vào xây dựng các chỉ số.
Đọc bài viết hướng dẫn xây dựng Scorecard
Liên hệ Chuyên gia EOS tại Việt Nam để được hướng dẫn giải đáp thắc mắc trong quá trình vận hành.
Theo Mike Paton