Ngoài tầm nhìn, nhân sự chính là yếu tố quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Tầm nhìn rõ ràng giúp doanh nghiệp thu hút được các nhân sự giỏi, nhưng thực tế, rất nhiều người tài ở các công ty chọn phương án rời đi vì họ không thấy được khả năng lãnh đạo từ cấp trên của mình. Thế nên việc giữ chân nhân sự, giúp họ phát huy năng lực để cống hiến cho công ty phụ thuộc phần lớn vào năng lực và kỹ năng của các nhà lãnh đạo.
Ở Hệ điều hành Doanh nghiệp EOS, có rất nhiều công cụ hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo nâng cao kỹ năng của mình như: Clearity BreakTM , Delegate and ElevateTM, The Five Leadership AbilitiesTM,… Trong đó, LMA là công cụ thể hiện vai trò chính yếu đầu tiên của một người lãnh đạo có nhân viên cấp dưới. Hiểu rõ và áp dụng LMA giúp nhà lãnh đạo nâng cao trách nhiệm giải trình cho đội ngũ.
LMA: Lãnh đạo + Quản trị = Trách nhiệm giải trình
LMA là viết tắt của Leadship (Lãnh đạo), Management (Quản trị) và Accountability (Trách nhiệm giải trình). Chúng ta sẽ có công thức: L + M = A, nghĩa là nếu như người đứng đầu có kỹ năng lãnh đạo và quản trị tốt thì sẽ tạo ra trách nhiệm giải trình rõ ràng trong đội nhóm/tổ chức. Nói cách khác, trách nhiệm giải trình là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản trị.
Lãnh đạo và quản trị là các hoạt động gắn với con người, xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức để đạt các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, giữa chúng có khá nhiều khác biệt mà thực tế rất nhiều người đang bị nhầm lẫn về phương thức và hiệu lực tác động, phạm vi tác động, nội dung và hình thức thể hiện.
Phân biệt Lãnh đạo và quản trị
Đầu tiên, về định hướng phát triển của tổ chức, trong khi quản trị cần phải theo dõi những điều căn bản, then chốt và các kết quả ngắn hạn, thì lãnh đạo lại quan tâm đến tầm nhận thức và tương lai dài hạn. Về sử dụng, sắp xếp con người thì quản trị đòi hỏi có một cấu trúc để thực hiện kế hoạch, trong khi đó lãnh đạo tập trung làm cho mọi người cùng nhìn về một hướng.
Từ các dẫn chứng trên, có thể thấy kỹ năng lãnh đạo là nghệ thuật tập hợp các cá nhân để họ trở thành những thành viên trung thành trong tổ chức và là quá trình tác động liên tục để họ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Trong khi đó, kỹ năng quản trị là một tiến trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Kỹ năng lãnh đạo
Một vị sếp được đánh giá là có kỹ năng lãnh đạo tốt khi người đó tạo ra định hướng cụ thể, rõ ràng cho nhân viên cấp dưới trực tiếp của mình. Cần phải vẽ ra tầm nhìn của doanh nghiệp và phòng ban một cách rõ ràng và mang tính thách thức (thông qua Bảng Xây dựng tầm nhìn V/TOTM ) để nhân viên nắm được và vạch ra hướng đi ngắn hạn cũng như dài hạn của họ dựa trên định hướng phát triển của doanh nghiệp/phòng ban.
Hơn nữa, kỹ năng lãnh đạo tốt còn được thể hiện thông qua việc một người cấp trên biết cách phân quyền và ủy quyền cho những cấp dưới đúng người – đúng vị trí để nâng cấp bản thân và cũng là tạo cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực của mình. Và đặc biệt, kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời thể hiện rõ ràng nhất ở việc một người lãnh đạo luôn luôn làm việc và cống hiến vì lợi ích chung của doanh nghiệp.
Kỹ năng quản trị
Trong khi đó, ở khía cạnh là một nhà quản trị, một cấp trên giỏi luôn luôn làm rõ kỳ vọng của mình với cấp dưới. Cấp dưới trực tiếp của người đó sẽ nắm được vai trò của họ trong tổ chức, có được các Công việc ưu tiên quý (Rocks) và các chỉ số đánh giá hiệu quả làm việc trên Bảng đo lường hiệu quả hoạt động của phòng ban/doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, một nhà quản trị tuyệt vời sẽ luôn luôn tìm cách tạo ra phương thức trao đổi rõ ràng, cởi mở nhất có thể với nhân viên của mình. Người đó sẽ là người lắng nghe nhiều hơn thay vì nói để hiểu được tâm tư, nguyện vọng hoặc vấn đề mà nhân viên của mình đang gặp phải từ đó đưa ra các góp ý nếu nhân viên gặp thiếu sót hoặc ghi nhận và khen thưởng kịp thời khi nhân viên đạt được hiệu quả trong công việc.
Cũng cần thừa nhận rằng, một nhà lãnh đạo tuyệt vời không đồng nghĩa với việc người đó cũng là một nhà quản trị tuyệt vời và ngược lại, một nhà quản trị tuyệt vời chưa chắc đã là một người có khả năng lãnh đạo tốt. Và để hài hòa hai kỹ năng quan trọng này trong cùng một người lại là điều khó hơn rất nhiều. Dù là kỹ năng nào, cũng cần phải trải qua quá trình trải nghiệm, rèn luyện và học hỏi không ngừng.
Hệ điều hành Doanh nghiệp EOS luôn luôn hướng đến tính trách nhiệm giải trình trong toàn bộ tổ chức, vì vậy công cụ LMATM sẽ được các Chuyên gia triển khai EOS ưu tiên hướng dẫn cặn kẽ tới ban lãnh đạo trong quá trình triển khai EOS.
Đọc thêm:
- 5 Năng lực lãnh đạo quản lý nâng tầm doanh nghiệp
- 7 Phương pháp lãnh đạo tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp
- Bạn không cần bằng MBA để trở thành chủ Doanh nghiệp thành công
Download bộ công cụ vận hành Doanh nghiệp EOS và bắt đầu trải nghiệm ngay từ hôm nay!
Gặp gỡ trực tiếp chuyên gia để tìm hiểu sâu hơn về EOS: link đăng ký tư vấn miễn phí
Theo BSS Việt Nam