Cách tạo nên sự gắn kết và phát triển trong tổ chức

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Theo một báo cáo gần đây của Gallup, chỉ có 36% nhân viên Hoa Kỳ thật sự gắn kết với công việc của họ và 15% hầu như không có sự gắn kết, vài người trong nhóm không gắn kết này cho biết rằng họ đang chịu sự quản lý kém.

Theo kinh nghiệm huấn luyện nhiều doanh nhân dẫn dắt công ty của họ đến thành công, tôi đã nhiều lần thấy rằng các đội ngũ lãnh đạo mạnh cùng với các chiến lược quản lý phù hợp có khả năng truyền cảm hứng và gắn kết nhân viên. Điều đó giúp tạo nên những nhân viên gắn bó để thúc đẩy sự phát triển và khả năng tồn tại của công ty trong tương lai. Vậy làm thế nào bạn có thể xây dựng một đội ngũ các nhà lãnh đạo trở thành tấm gương truyền cảm hứng cho những người còn lại trong tổ chức?

cach-tao-nen-su-gan-ket

QUẢN LÝ SỰ TƯƠNG TÁC

Quản lý hiệu quả bắt đầu bằng sự rõ ràng. Các nhà lãnh đạo đừng bao giờ để nhân viên phải đoán già đoán non về những gì cần làm; thay vào đó, họ phải đưa ra định hướng rõ ràng và đảm bảo nhân viên có các công cụ, nguồn lực mà họ cần để thực hiện. Nhân viên không thể gắn bó với công việc nếu họ không biết họ phải làm những gì.

Tuy nhiên, một khi nhân viên được trang bị tốt cho các nhiệm vụ, các nhà lãnh đạo cứ để mặc họ. Lãnh đạo phải tránh xa để nhân viên có không gian và sự tự do phát triển các chiến lược của riêng họ để đạt được mục tiêu. Các giải pháp sáng tạo là những giải pháp sẽ dẫn dắt công ty phát triển trong tương lai. Đừng quên khen thưởng thành tích của nhân viên để khuyến khích sự gắn kết sau này.

Edwards Deming nổi tiếng với phát biểu rằng: “Mọi hệ thống đều được thiết kế hoàn hảo để đạt được kết quả mà nó nhận được”. Nói cách khác, nếu bạn có nhân viên thiếu gắn kết, điều đó có nghĩa là đội ngũ lãnh đạo của bạn đang được thiết kế để tạo nên sự thiếu gắn kết.

Nhưng nếu lật ngược tình thế, bạn có thể tạo ra một nền văn hóa được thúc đẩy bởi các thành viên vui vẻ hơn, lành mạnh hơn và sáng tạo hơn. Để đảm bảo đội ngũ lãnh đạo của công ty bạn dẫn dắt mọi người bằng một chiến lược quản lý khuyến khích sự gắn kết và phát triển, hãy bắt đầu với các bước sau:

1. ĐƯA SỰ RÕ RÀNG TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI

Bạn có thường cho nhân viên biết chính xác công ty đang đi đâu và dự định đến đó bằng cách nào không? Bạn cần chia sẻ tầm nhìn được kết tinh, được lập thành văn bản, được cập nhật và phát hành ít nhất mỗi quý một lần. Đảm bảo rằng các giá trị cốt lõi của bạn cũng được ghi chép rõ ràng. Điều này sẽ cho phép các nhà lãnh đạo bàn luận về mô hình kinh doanh và giúp bạn chèo lái con tàu của mình đi đúng hướng.

Điều này cũng giúp loại bỏ sự mơ hồ và cho nhân viên cơ hội để xem liệu họ có chia sẻ những giá trị đó và muốn đi cùng một hướng với công ty hay không. Nếu đúng là vậy thì tốt rồi: Họ có nhiều khả năng gắn bó hơn. Nhưng nếu không phải vậy, nó vẫn có lợi cho cả nhân viên và công ty vì nhân viên có thể tìm kiếm công việc có ý nghĩa hơn và công ty có thể tìm được người phù hợp hơn với tầm nhìn và định hướng của họ.

2. ĐẶT ĐÚNG NGƯỜI VÀO ĐÚNG CHỖ

Bạn phải có mục đích khi xây dựng văn hóa tổ chức. Có nghĩa là bạn phải tuyển dụng, sa thải, xem xét, khen thưởng và công nhận nhân sự dựa trên các giá trị cốt lõi của công ty. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng trong đội ngũ lãnh đạo, vì họ sẽ cần thể hiện các giá trị cốt lõi trong hành động để đảm bảo các nhân viên khác cũng làm theo, và bạn cũng cần dành thời gian xem xét nhân sự trong toàn tổ chức.

Bạn sẽ cần tuyển gấp người mới nếu nhân viên hiện tại đang bị quá tải, nhưng cũng cần đảm bảo rằng bạn tuyển dụng có chủ đích để nhân viên phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn.

Tìm hiểu 2 công cụ EOS giúp tuyển dụng đúng người.

3. ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP TRÊN DỮ LIỆU

Tôi biết đối với nhiều người, dữ liệu nghe có vẻ ghê gớm, nhưng chẳng phải mọi người đều muốn thành công trong kinh doanh sao? Những gì được đo lường, sẽ được thực hiện và nếu bạn không đo lường, bạn sẽ không bao giờ biết mình đang thắng hay thua.

Dữ liệu, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, có thể làm được rất nhiều điều để thúc đẩy sự gắn kết từ trên xuống. Hãy trang bị cho các nhà lãnh đạo dữ liệu rõ ràng để họ có thể thưởng cho các nhóm đạt và vượt mục tiêu hoặc phát triển các chiến lược cho những nhóm cần khuyến khích để vượt qua vạch đích.

4. ĐẶT MỤC TIÊU 90 NGÀY

Mọi người đều cần có lực đẩy trong công việc. Nếu không, họ có thể trở nên buồn chán hoặc tự mãn. Bạn nên giúp đội ngũ lãnh đạo của mình chia các mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn. Khi có các mục tiêu một năm, bạn nên chia chúng thành các công việc ưu tiên trong 90 ngày cho các phòng ban.

Khoảng thời gian 90 ngày cho phép mọi người có những ưu tiên rõ ràng hơn, dễ đạt được hơn và gặt nhiều chiến thắng trong thời gian ngắn hơn. Nó cũng đem đến cho mọi người thời gian nghỉ xả hơi, đánh dấu và ăn mừng thành tích trước khi quay trở lại 90 ngày tiếp theo.

Cách đặt mục tiêu ưu tiên 90 ngày hiệu quả.

5. THƯỜNG XUYÊN TỔ CHỨC CUỘC HỌP ĐỊNH KỲ

Ở mọi cấp độ của công ty, các đội nhóm nên họp mỗi tuần một lần, xem xét các công việc ưu tiên và các chỉ số của mình. Tương tự thế, đội ngũ lãnh đạo của bạn cần họp hằng tuần, hằng quý và hằng năm. Các cuộc họp có một lịch trình chuẩn đảm bảo rằng các mục trong to-do list của mọi người đều được giải quyết. Nếu không có những chất xúc tác này, bạn chắc chắn sẽ bắt đầu mất đà và cả sự gắn kết trong đội ngũ.

Tham khảo lịch trình tổ chức cuộc họp: hàng tuần, hằng quý, hằng năm.

Lãnh đạo tốt và sự gắn kết của nhân viên là một mối quan hệ trực tiếp. Nếu bạn thấy tổ chức của mình trì trệ và đầy những nhân viên thiếu tính tương tác, hãy tìm đến đội ngũ lãnh đạo của bạn để truyền cảm hứng cho sự phát triển. Với tầm nhìn rõ ràng, văn hóa gắn kết, các mục tiêu có thể đạt được và gặp gỡ nhau thường xuyên, bạn có thể thúc đẩy sự gắn kết và duy trì đà phát triển cho doanh nghiệp.

Theo Mark O’Donnell, Visionary của EOS Worldwide. 

Bài viết được đăng trên tạp chí Forbes, link bài viết: https://www.forbes.com/sites/joewalsh/2022/03/01/jan-6-committee-subpoenas-six-trump-affiliated-lawyers

EOS là một Hệ điều hành doanh nghiệp toàn diện đến từ Hoa Kỳ, là tư duy quản trị hiện đại của thế kỷ 21. EOS cung cấp cách thức và các công cụ vận hành bài bản giúp chủ doanh nghiệp đạt được 3 điều Tầm nhìn – Lực đẩy- Tổ chức khỏe mạnh. EOS phù hợp với các doanh nghiệp SME từ 10-250 nhân sự.

Tìm hiểu các công cụ vận hành của EOS.

Đăng ký gặp gỡ chuyên gia EOS đầu tiên tại Việt Nam để tìm hiểu EOS là gì và cách EOS nâng cấp tổ chức của Bạn.

Bạn đang lên Kế hoạch Kinh doanh 2022?

Bạn không biết xây dựng các mục tiêu như thế nào cho hiệu quả, không biết liệu các mục tiêu có được thực thi bởi đội ngũ hay không?

Nhấn vào hình bên cạnh để xem video record: NGUYÊN TẮC LẬP VÀ THỰC THI KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ bởi chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

SIMPLAMO
PHẦN MỀM SỐ HÓA CÔNG CỤ EOS

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN
CHỈ TRONG MỘT NỀN TẢNG DUY NHẤT

Nền tảng thông dụng cho các nhà quản lý, CEO phát triển, theo dõi, trao quyền cho nhân sự, chinh phục các mô hình nổi tiếng: EOS/OGSM/BSC/OKR

Đơn giản - Dễ sử dụng - Tập trung vào yếu tố con người

Đừng bỏ lỡ

Những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cụ thống kê (GSO) cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam còn gập ghềnh, gây áp lực trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế. Trước nền kinh tế đầy biến động và không chắc chắn, chìa khóa để các doanh nghiệp sống

Đăng ký nhận bản tin

Chỉ có 5% nhà lãnh đạo được sinh ra với tài năng thiên bẩm, phần còn lại đều do quá trình học hỏi và tích lũy của bản thân. Hãy để chúng tôi giúp một bạn một tay bằng việc gửi các bài viết chuyên sâu về vận hành doanh nghiệp, về Hệ điều hành doanh nghiệp EOS và cập nhật lịch tổ chức sự kiện EOS TALK, Workshop hàng tháng.