Bốn mốc thời gian vàng phát triển doanh nghiệp

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết được thực hiện dựa trên phần chia sẻ của Thầy Trần Kim Thành – Chủ tịch Tập đoàn Kido trong chương trình “Những cú hích phát triển doanh nghiệp” do MSC tổ chức vào ngày 11.09.2021.

Là một nhân vật nổi bật trong giới kinh doanh, chương trình đã thu hút hơn 600 khách tham dự là chủ doanh nghiệp và quản lý cấp cao. Những lời chia sẻ của thầy vô cùng ý nghĩa đối với người nghe, đồng thời khiến chúng ta ngộ ra nhiều bài học quý giá trong kinh doanh và cuộc sống. Nhận thấy các giá trị thầy mang đến rất có ý nghĩa với các chủ doanh nghiệp. BSS Việt Nam xin phép tổng hợp lại các ý chính mà thầy đã chia sẻ trong chương trình. 

………………………………………..

Cơ hội là công bằng với tất cả mọi người nhưng nó chỉ dành cho những ai đã có sự chuẩn bị từ trước. Do đó là một người lãnh đạo, chúng ta cần phải có một cái nhìn xa, cần hoạch định trước cho tương lai, không nên đợi nước đến chân mới nhảy. Có như vậy khi cơ hội đến, chúng ta đã có đủ nguồn lực để chớp lấy và tạo cú hích cho sự phát triển của mình.

Lý do nhiều doanh nghiệp SME hiện nay khó thoát khỏi tình trạng “bình bình” như hiện tại là do người lãnh đạo hầu như chỉ tập trung vào các công việc thường ngày “cơm áo gạo tiền” mà không có thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị cho các kịch bản xa hơn.

Ví dụ:

  • Mở một nhà máy cần khoảng 2 năm.
  • Xây dựng một thương hiệu cần khoảng 3 năm.
  • Phát triển dòng sản phẩm nào, theo công nghệ nào cần khoảng 2 năm để nghiên cứu và chuẩn bị nguồn vốn.
  • Cho ra một Sản phẩm mới trên thị trường mất ít nhất 6 tháng.
  • Thiết kế bao bì mới thay thế mẫu cũ mất khoảng 3 tháng.

Nên nếu CEO không suy nghĩ từ trước thì những điều như thế này sẽ không thể nào xảy ra.

I. BỐN MỐC THỜI GIAN VÀNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Việc xoay vòng với các công việc thường ngày (như xử lý các vấn đề đang xảy ra, giải quyết đơn hàng, lương nhân viên,…) đều là các công việc quan trọng. Nhưng CEO cần cân nhắc nặng nhẹ, giữa việc tìm người thay thế thực hiện các công việc đó hoặc chấp nhận sự thật rằng, doanh nghiệp sẽ không chuẩn bị kịp nguồn lực để nắm bắt các cơ hội khi chúng xuất hiện.

Như vậy, làm sao để cân đối giữa các vấn đề hiện tại và tính toán việc tương lai? Chủ doanh nghiệp cần lập ra 4 mốc thời gian sau:

QUÁ KHỨ – HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI GẦN – TƯƠNG LAI XA

Cần phân ra các mốc thời gian để xem xét và xử lý các vấn đề trong từng thời điểm. CEO phải biết công ty mình đang đối mặt với vấn đề gì để xử lý dứt điểm như vậy mới có thể yên tâm với hiện tại và có thời gian chuẩn bị cho tương lai.

“Không xử lý dứt điểm vấn đề trong quá khứ thì sẽ suốt ngày lo cứu hỏa ở hiện tại” – Chủ tịch Trần Kim Thành.

II. BA LOẠI VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Vấn đề nổi bật, thấy rõ

Vấn đề nữa nổi nữa chìm

Vấn đề ẩn

Đối với các vấn đề nữa nổi nữa chìm & vấn đề ẩn, CEO cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đâu mới là nguồn gốc thực sự, đâu chỉ là triệu chứng. Sau đó làm cho vấn đề nổi lên và để cho nhân viên của mình xử lý. Bằng cách đưa ra các mục tiêu cho nhân viên thảo luận và tìm ra phương án: 1 là nhân viên cảm thấy giá trị của họ và niềm vui trong công việc khi giải quyết các vấn đề cho công ty; 2 là CEO có được người am hiểu và có khả năng xử lý vấn đề dứt điểm vì đấy là chuyên môn của họ.

Ví dụ: Cách đặt mục tiêu khi phát hiện vấn đề chi phí sản xuất tăng:

Tiêu hao nguyên liệu để sản xuất dầu ăn đang là 10%, có cách nào giảm xuống 5% được không?

Sau khi giải quyết xong các vấn đề, thời gian còn lại là phân tích và đối mặt các thách thức để phát triển.

III. TƯƠNG LAI GẦN

Đối với tương lai gần, cần đặt ra các giả định “Nếu – Thì” và nên viết ra chứ không được để trong đầu. CEO đặt ra vế Nếu và để vế Thì cho nhân viên xử lý. Việc tiên đoán này rất quan trọng, nó quyết định nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần tập dợt và tích lũy từ từ.

Ví dụ Nếu – Thì tại Kido:

  • Bắc Giang thực hiện chính sách “3 tại chỗ” khi dịch bùng phát, nếu tình trạng này cũng xảy ra ở Tp.HCM thì sao? Trả lời: Kido lên kế hoạch mua lều, thuê nhà vệ sinh, buồng tắm. Khi có chỉ thị “3 tại chỗ” ở Tp.HCM thì Kido đã sẵn sàng trước đó 1 tuần.
  • Sau dịch, tình trạng công nhân nghỉ việc nhiều thì giải quyết như thế nào? Trả lời: Công nhân nghỉ việc nhiều hay không là do cách mình đối xử với họ trong thời điểm hiện tại, cho nên bộ phận nhân sự của Kido cần tập trung vào chất lượng cuộc sống công nhân: chích vaccin, thuốc, test, ăn uống, chương trình giải trí cuối tuần,…

tran-kim-thanh

Chủ tịch Trần Kim Thành giao lưu cùng hơn 600 khách tham dự

IV. TƯƠNG LAI XA

Vậy làm thế nào để nhận biết và nắm bắt các cơ hội trong tương lai?

Bước 1: Người lãnh đạo cần đặt ra các mục tiêu kích thích sự tăng trưởng, dựa vào những thế mạnh đã làm được. Không đặt chỉ tiêu cao thì làm sao nhìn thấy cơ hội. Đã không làm thì thôi, làm là phải số 1 số 2, không làng nhàng.

Bước 2: Chuẩn bị đủ nguồn lực để đón nhận cơ hội.

  • Thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp thường là vốn: Doanh nghiệp lớn thì lên sàn chứng khoán, thông qua các thương vụ M&A; Doanh nghiệp nhỏ thì vay mượn các nguồn lực xã hội khác.
  • Hoặc mở rộng sang ngành khác nếu ngành của mình hết dung lượng để phát triển, đây là lý do mà nhiều tập đoàn lớn thường đa ngành nghề.

Từ lúc suy nghĩ cho đến lúc thực hiện cũng mất phải từ 5 -7 năm do đó nếu muốn có CÚ HÍCH trong tương lai thì các CEO hãy bắt đầu ngay từ bây giờ.

Tham khảo bài viết: Nắm bắt 4 mốc thời gian vàng nhờ công cụ EOS

BSS Việt Nam tổng hợp.

Bạn đang lên Kế hoạch Kinh doanh 2022?

Bạn không biết xây dựng các mục tiêu như thế nào cho hiệu quả, không biết liệu các mục tiêu có được thực thi bởi đội ngũ hay không?

Nhấn vào hình bên cạnh để xem video record: NGUYÊN TẮC LẬP VÀ THỰC THI KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ bởi chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

SIMPLAMO
PHẦN MỀM SỐ HÓA CÔNG CỤ EOS

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN
CHỈ TRONG MỘT NỀN TẢNG DUY NHẤT

Nền tảng thông dụng cho các nhà quản lý, CEO phát triển, theo dõi, trao quyền cho nhân sự, chinh phục các mô hình nổi tiếng: EOS/OGSM/BSC/OKR

Đơn giản - Dễ sử dụng - Tập trung vào yếu tố con người

Đừng bỏ lỡ

Những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cụ thống kê (GSO) cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam còn gập ghềnh, gây áp lực trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế. Trước nền kinh tế đầy biến động và không chắc chắn, chìa khóa để các doanh nghiệp sống

Đăng ký nhận bản tin

Chỉ có 5% nhà lãnh đạo được sinh ra với tài năng thiên bẩm, phần còn lại đều do quá trình học hỏi và tích lũy của bản thân. Hãy để chúng tôi giúp một bạn một tay bằng việc gửi các bài viết chuyên sâu về vận hành doanh nghiệp, về Hệ điều hành doanh nghiệp EOS và cập nhật lịch tổ chức sự kiện EOS TALK, Workshop hàng tháng.