Bí Quyết Giúp CEO Kỹ Thuật Quản Lý Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Với óc tư duy và phân tích tốt, nhiều CEO hiện nay xuất thân là dân kỹ thuật và đảm nhận rất nhiều vai trò, trách nhiệm quan trọng trong doanh nghiệp.

Bên cạnh những lợi thế về chuyên môn, am hiểu sản phẩm/dịch vụ của mình, CEO kỹ thuật có một điểm yếu là năng lực quản trị và vận hành tổ chức. Khi số lượng nhân sự và phòng ban ngày một tăng lên đáp ứng sự tăng trưởng của doanh nghiệp, sự rối loạn cũng theo đó xuất hiện. Nếu không dành thời gian cho việc quản lý, sắp xếp cũng như tìm hiểu về chức năng của các phòng ban, CEO dễ rơi vào trạng thái “vỡ trận”, mất kiểm soát hoàn toàn.

Điều này thường xuyên xảy ra đối với các doanh nghiệp có tuổi đời dưới 5 năm, chủ doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm khi mở rộng quy mô hoặc đối phó với các biến đổi từ thị trường. Theo đó, CEO cần dành thời gian để xem lại các điểm mạnh điểm yếu của mình và tìm phương án cải thiện.

1. Các điểm mạnh vượt trội của CEO kỹ thuật

Nghiên cứu “Những CEO điều hành tốt nhất trên thế giới” (The Best-Performing CEOs in the World) của Harvard Business Review (HBR) cho thấy một kết quả thú vị: 24 trong số 100 CEO giỏi nhất trên thế giới từng tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, điển hình là Jeffrey Bezos của Amazon, một kỹ sư “thuần khiết” vì chưa từng học MBA.

Trong đó có ba ưu điểm của CEO “kỹ thuật” đã được nhóm nghiên cứu của Harvard chỉ ra như sau:

  • Lối suy nghĩ thực tế, thực dụng: CEO kỹ thuật sẽ truyền cho cấp dưới tinh thần làm việc hiệu quả và quyết tâm, quan tâm hiệu quả đầu tư, xác định chỉ tiêu tin cậy, đặc biệt, luôn tuân thủ ngưỡng an toàn.
  • Khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách hệ thống: Ưu điểm của CEO “kỹ thuật” là nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề mang tính hệ thống: tiến hành phân tích hệ thống, cân nhắc tính logic, tương tác của toàn bộ chuỗi sự kiện trước khi đưa ra quyết định.
  • Góc nhìn vừa tổng thể vừa chi tiết: Nền tảng tư duy hệ thống tạo cho CEO kỹ thuật thói quen xem xét bức tranh toàn cảnh trước khi quyết định điều chỉnh, tác động đến một bộ phận bên trong, đồng thời đánh giá mức độ tác động của quyết định đến các bộ phận khác.

2. Điểm yếu cần khắc phục để nâng tầm lãnh đạo

ceo-ky-thuat-mo-hinh-eos

Với các lợi thế đáng ngưỡng mộ về tư duy phân tích cũng như góc nhìn đa chiều của mình, nhiều CEO kỹ thuật lại có năng lực quản trị vận hành doanh nghiệp chưa tốt. Để khắc phục điểm yếu này, CEO hãy dành thời gian nhìn nhận lại khả năng của mình và tìm phương án thay đổi, dưới đây là 3 cách CEO nên cân nhắc:

Hướng đầu tiên là tự giải quyết. CEO đầu tư thời gian tham gia vào các khóa học quản trị doanh nghiệp, các trải nghiệm công việc trong thực tế sẽ giúp CEO thẩm thấu các kiến thức này nhanh hơn. Nhưng điều này sẽ tốn khá nhiều thời gian, chưa kể là để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế có thể mất vài năm.

Hướng thứ hai là thuê ngoài. Bằng cách tập trung vào những thế mạnh của mình, khâu nào yếu sẽ đi thuê bên ngoài hoặc tìm đối tác cùng thực hiện. Nhưng cách này chỉ là kế tạm thời, CEO cần phải nâng cấp bản thân và năng lực lõi của đội ngũ trong tổ chức.

Hướng thứ ba là tìm một mô hình vận hành bài bản và dễ áp dụng. Bằng các lợi thế về tư duy và góc nhìn tổng thể của mình, việc áp dụng một mô hình sẽ dễ dàng hơn. Trong đó, EOS là mô hình vận hành bài bản, chuyên về thực hành rất phù hợp cho CEO kỹ thuật.

3. Mô hình EOS vận hành doanh nghiệp bài bản cho CEO kỹ thuật

Mô hình EOS (Entrepreneurial Operating System) là một mô hình quản trị nổi tiếng được tạo nên từ những năm 2000 và hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các nước như Mỹ, Canada, Anh,…EOS xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2018 và hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công, BSS Việt Nam là công ty đầu tiên tại Việt Nam tư vấn doanh nghiệp vận hành theo Mô hình EOS này.

Điểm hay của EOS là tổng hợp những tư duy quản trị nổi tiếng trên thế giới vào cùng một Mô hình và tổng hợp tất cả những gì CEO cần biết để vận hành tổ chức của mình vào trong 6 Hợp phần (khía cạnh). EOS biến các lý thuyết quản trị dài hàng trăm trang thành các công cụ, form mẫu thực hành dễ sử dụng.

Gino Wickman – Nhà sáng lập EOS cũng không có xuất thân từ các trường quản trị doanh nghiệp, do đó ông hiểu khó khăn của các CEO kỹ thuật. Việc tạo ra Mô hình EOS chính là để phục vụ cho CEO kỹ thuật, để họ không mất nhiều năm học tập đút kết nhưng vẫn có thể vận hành tổ chức của mình bài bản như những CEO có “gốc gác” khác.

4. Mô hình EOS tạo ra khung vận hành dễ dàng nhân bản

EOS nói rằng tất cả những vấn đề, hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh 6 hợp phần, đó là: Tầm nhìn, Nhân sự, Dữ liệu, Vấn đề, Quy trình, Lực đẩy. Theo đó, để xây dựng một khung vận hành bài bản cho doanh nghiệp phát triển đồng bộ và bền vững, cả 6 hợp phần này của doanh nghiệp đều phải khỏe mạnh.

Một khung vận hành vững chắc được ví như bánh xe xoay tròn đều đặn, ở đó mỗi bộ phận đều kết nối với nhau một cách hoàn hảo và thực hiện tốt vai trò của mình.

Khung vận hành EOS:

Bắt đầu từ TẦM NHÌN RÕ RÀNG, được vận hành bởi CON NGƯỜI PHÙ HỢP, kiểm soát thông qua DỮ LIỆU CỤ THỂ, đội ngũ biết nhận diện và kịp thời GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, tất cả cùng phối hợp hoạt động theo bộ QUY TRÌNH BÀI BẢN và tạo các LỰC ĐẨY KẾT NỐI đều đặn, liên tục giúp bánh xe xoay tròn tiến về phía trước.

ceo-ky-thuat-mo-hinh-eos

Khi nắm bắt được khung vận hành này, tất cả các phòng ban sẽ phối hợp với nhau hoạt động rất nhịp nhàng. CEO kỹ thuật cũng dễ dàng nhân bản khung vận hành này cho các chi nhánh hoặc các công ty con của mình.

5. Bắt đầu áp dụng Mô hình EOS như thế nào

Để bắt đầu tìm hiểu và áp dụng EOS, CEO hãy tuần tự làm theo các bước sau:

Bước 1, tìm đọc các bài viết theo từng chủ đề tại chuyên mục Blog của BSS Việt Nam (https://bssvietnam.com/blog/)

Bước 2, tải bộ công cụ EOS hoặc sử dụng phần mềm số hóa công cụ EOS simplamo.com

Bước 3, bắt đầu thảo luận cùng đội ngũ và điền dữ liệu vào các công cụ: Bảng Tầm nhìn, Sơ đồ giải trình trách nhiệm, Công việc ưu tiên hàng quý, Bảng Chỉ số hoạt động hàng tuần.

Bước 4, tổ chức cuộc họp hàng tuần theo khung chuẩn để review các chỉ số, mục tiêu hàng tuần và giải quyết vấn đề bằng công cụ IDS.

Để được hỗ trợ trong quá trình này, CEO hãy liên hệ BSS Việt Nam để nhận sự tư vấn của chuyên gia EOS Nguyễn Thị Nghĩa (hotline 0901 866 922)

6. Các case study thành công

Lê Vỹ Group

Lĩnh vực: SX-TM-DV Vật liệu chịu lửa, vật liệu bảo ôn, cách nhiệt, dịch vụ kỹ thuật, thi công, lắp đăt lò nung, cung cấp các sản phẩm cho ngành Thép, Đúc và Đá quý, đá phong thủy (https://levygroup.com.vn/)

Sau nhiều năm hoạt động trong ngành sản xuất, Anh Lê Đức Hùng (Chủ tịch Tập đoàn Lê Vỹ) mong muốn tìm kiếm một mô hình vận hành chuẩn để quản lý doanh nghiệp của mình. Sau hơn một năm áp dụng EOS, giờ đây anh đang vận hành các công ty con rất hệ thống, bài bản và doanh thu tăng trưởng mỗi năm bất kể nền kinh tế khó khăn.

Việt An Group 

Lĩnh vực TM-DV Trạm Quan trắc môi trường tự động (https://www.vietan-group.com/)

Anh Nguyễn Hoài Thi (Chủ tịch Việt An Group) xuất thân là kỹ sư Bách Khoa, anh xây dựng và phát triển Việt An Group từ năm 2010. Đến thời điểm 2020, anh nhận thấy doanh nghiệp của mình cần có khung vận hành bài bản để có anh có thời gian quán xuyến toàn bộ 8 công ty con.

Sau khi triển khai KPI, OGSM không thành công, anh áp dụng EOS và đạt được các kết quả ngoài mong đợi. Hiện Việt An Group đã có 12 công ty con thành viên với các văn phòng từ nam ra bắc, tất cả đều có chung là một khung vận hành EOS. Tuy quản lý đến 12 công ty nhưng anh vẫn sắp xếp được thời gian cho bản thân và đầu tư cho các dự án mới.

Với một năm 2023 được dự đoán đầy biến động, việc có một bộ máy vận hành tinh gọn và các nhân sự phù hợp được cho là điều tất yếu để doanh nghiệp vượt qua các khó khăn sắp tới. EOS theo đó cũng trở thành xu hướng mà các doanh nghiệp vừa nhỏ tại Việt Nam đang tìm đến. Chớp lấy thời cơ từ những ngày đầu, Lê Vỹ Group, Việt An Group, và nhiều doanh nghiệp khác đã có khung vận hành mạnh mẽ và vẫn tăng trưởng doanh thu giữa các khó khăn của nền kinh tế.

BSS Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong hành trình phát triển bền vững.

BSS Việt Nam là công ty đầu tiên tại Việt Nam tư vấn doanh nghiệp vận hành theo Mô hình EOS, được nhượng quyền bởi tổ chức EOS Worldwide Hoa Kỳ, dưới sự dẫn dắt của chuyên gia EOS Worldwide đầu tiên tại Việt Nam Mrs. Nguyễn Thị Nghĩa.

Các khách hàng của BSS Việt Nam: Lê Vỹ Group, Việt An Group, VNFlour, Cải Tiến Xanh, Đặng Gia Trang, Gỗ Phương Đông, Platerra, Bệnh viện Răng Hàm Mặt SG,…

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị BSS Việt Nam

Tòa nhà WNW, 236/43/2 Điện Biên Phủ, P.17, Q. Bình Thạnh

SDT: 0901 866 922 – info@bssvietnam.com

Bạn đang lên Kế hoạch Kinh doanh 2022?

Bạn không biết xây dựng các mục tiêu như thế nào cho hiệu quả, không biết liệu các mục tiêu có được thực thi bởi đội ngũ hay không?

Nhấn vào hình bên cạnh để xem video record: NGUYÊN TẮC LẬP VÀ THỰC THI KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ bởi chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

SIMPLAMO
PHẦN MỀM SỐ HÓA CÔNG CỤ EOS

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN
CHỈ TRONG MỘT NỀN TẢNG DUY NHẤT

Nền tảng thông dụng cho các nhà quản lý, CEO phát triển, theo dõi, trao quyền cho nhân sự, chinh phục các mô hình nổi tiếng: EOS/OGSM/BSC/OKR

Đơn giản - Dễ sử dụng - Tập trung vào yếu tố con người

Đừng bỏ lỡ

Những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cụ thống kê (GSO) cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam còn gập ghềnh, gây áp lực trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế. Trước nền kinh tế đầy biến động và không chắc chắn, chìa khóa để các doanh nghiệp sống

Đăng ký nhận bản tin

Chỉ có 5% nhà lãnh đạo được sinh ra với tài năng thiên bẩm, phần còn lại đều do quá trình học hỏi và tích lũy của bản thân. Hãy để chúng tôi giúp một bạn một tay bằng việc gửi các bài viết chuyên sâu về vận hành doanh nghiệp, về Hệ điều hành doanh nghiệp EOS và cập nhật lịch tổ chức sự kiện EOS TALK, Workshop hàng tháng.