7 Phương pháp lãnh đạo tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài đăng này được đồng tác giả bởi Cristina Silingardi – Phó Chủ tịch, và Donna Zinsmeyer – Giám đốc Vận hành của vcfo.

Năm nay, nhân dịp Kỷ niệm 25 thành lập, chúng tôi đã cùng nhìn lại những phương pháp lãnh đạo đã đồng hành cùng chúng tôi xuyên suốt 25 năm vừa qua. Các lãnh đạo rất dễ bị cuốn vào guồng quay của các quy trình và công việc hàng ngày, nhưng thật ra sự chú trọng vào các công việc ưu tiên và phát triển con người mới là điều quan trọng nhất giúp tạo ra một doanh nghiệp trường tồn. Sau đây, hãy cùng chúng tôi xem xét Bảy phương pháp lãnh đạo tạo ra những tác động tích cực đến toàn thể nhân viên và doanh nghiệp.

phuong-phap-lanh-dao

1. TẠO RA MỘT MÔI TRƯỜNG ĐỀ CAO SỰ TỰ TIN VÀ ĐỂ NHÂN VIÊN TỰ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Khi nhân viên tìm kiếm câu trả lời cho việc “Tôi nên làm gì?” về nhiều vấn đề khác nhau, thường thì những gì họ thật sự tìm kiếm chỉ là sự trấn an hoặc xác thực cho những câu trả lời đã có hoặc đơn giản chỉ là muốn tìm một người mà họ tin rằng sẽ chỉ dẫn mình đi đúng hướng.

Thay vì đưa ra giải pháp cho nhân viên, điều mà lãnh đạo cần làm lúc này đó là khơi gợi cho họ “Bạn đã nghĩ đến những hướng giải quyết nào cho vấn đề này?”. Khi làm như vậy thường xuyên, nhân viên sẽ cảm thấy rằng họ đang đi đúng hướng, điều này sẽ giúp nhân viên củng cố tư duy, khắc phục các lỗ hổng kỹ năng và tạo ra được sự đối thoại mang tính hợp tác để xây dựng niềm tin và thúc đẩy sự phát triển.

2. HIỂU VÀ ĐỀ CAO TÍNH CÁ NHÂN

Về bản chất, các quy trình mang tính quy định. Tuy nhiên, hầu như mọi nhân viên đều có cho mình một phong cách, giọng điệu và cách tiếp cận khác nhau trong việc thực hiện chúng. Hãy cho phép nhân viên thể hiện được cá tính của mình miễn là những khác biệt về sắc thái như thế này không tạo thành vấn đề. Làm như vậy không chỉ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái hơn, từ đó có những sáng tạo và đột phá trong công việc, mà còn tạo ra tấm gương cho những nhân viên khác noi theo.

3. TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VÀ NGƯỜI ỦNG HỘ ĐỘI NGŨ

Thực tế, các lãnh đạo thường không chú ý rằng nhân viên không có nhiều cơ hội tương tác với cấp trên. Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn chú trọng đến việc đánh giá ý tưởng của đội ngũ, nâng cao kỹ năng, năng lực và kết quả của họ. Sự khuyến khích và tín nhiệm sẽ xây dựng cho toàn thể nhân viên một niềm tin mãnh liệt và xây dựng được văn hoá chung tay xử lý vấn đề ở toàn doanh nghiệp.

3. TÌM ĐỘNG LỰC PHÙ HỢP VỚI TÍNH CÁCH CỦA TỪNG NHÂN VIÊN

Đề cao tính cá nhân như đã tìm hiểu trước đó cũng có nghĩa là toàn thể nhân viên sẽ phản ứng tích cực hơn khi có những động lực phù hợp với cá tính và sở thích của họ. Một cựu lãnh đạo đã từng nói: “Tôi đối xử với mọi người như nhau, nhưng động viên họ theo những cách khác nhau”.

Một bài đăng trước đây về việc tìm hiểu đặc điểm và tính cách của đội bóng đã ghi nhận việc huấn luyện viên bóng đá Sir Alex Ferguson từ chối cách tiếp cận, động viên tất cả mọi người như nhau. Ông ấy biết rằng mình có thể khiển trách gay gắt với tiền đạo ngôi sao Wayne Rooney vì điều đó thúc đẩy anh ta nâng cao phong độ của mình nhưng Ferguson cũng biết rằng nếu sử dụng cách tiếp cận này với một cầu thủ trẻ hơn hoặc ít kinh nghiệm hơn có thể khiến người đó sụp đổ.

4. TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỌI NHÂN VIÊN CÓ CƠ HỘI DẪN ĐẦU

Khi ai đó không giữ một vị trí cấp cao trong tổ chức không có nghĩa họ không thể trở thành một nhà lãnh đạo có năng lực. Lãnh đạo cấp cao nên chủ động tìm kiếm và tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện và phát triển các kỹ năng lãnh đạo ở mọi cấp độ. Chẳng hạn như lãnh đạo có thể yêu cầu họ thuyết trình về một chủ đề họ cảm thấy quan tâm, điều đó nâng cao các năng lực mà bất kì lãnh đạo nào cũng cần có: khả năng trình bày và kỹ năng đào tạo.

Ngoài ra, các lãnh đạo cấp cao cũng có thể yêu cầu các nhân viên nghiên cứu các giải pháp hoặc những lựa chọn thay thế cho một vấn đề đang cần phương án giải quyết và đưa ra đề xuất của họ.

5. THU HẸP KHOẢNG CÁCH GIỮA KÌ VỌNG CỦA LÃNH ĐẠO VÀ MONG MUỐN CỦA NHÂN VIÊN

Như đã đề cập trước đó, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển là điều rất quan trọng, nhưng cũng cần biết rằng một số người có thể đã ở đúng vị trí họ muốn và không muốn phát triển hơn nữa. Việc mà các lãnh đạo cần làm là trực tiếp trao đổi với nhân viên định kỳ để đánh giá sự phù hợp của nhân viên với vị trí hiện tại, sau đó lắng nghe mong muốn của họ và trao đổi thẳng thắn về cách tốt nhất mà lãnh đạo có thể hỗ trợ họ.

Khi hoàn cảnh cả bên trong và bên ngoài nơi làm việc thay đổi, các mục tiêu và nguyện vọng cá nhân cũng sẽ có sự thay đổi. Điều thú vị là vcfo chỉ thực sự khám phá ra điều này khi sử dụng công cụ Phân tích con người của Hệ điều hành doanh nghiệp EOS.

6. NGHIÊM TÚC TÌM KIẾM VÀ NẮM BẮT KỊP THỜI PHẢN HỒI CỦA NHÂN VIÊN

Yêu cầu sự phản hồi, cho dù thông qua tương tác 1-1, khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên hoặc qua các kênh khác đều rất quan trọng để xây dựng được đội ngũ mạnh hướng tới sự thành công bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo chỉ thu thập phản hồi mà không hành động và không giải thích cho việc không hành động, thì dần dần, niềm tin của nhân viên sẽ bị xói mòn một cách nghiêm trọng.

Những nhà lãnh đạo xuất sắc luôn luôn nghiêm túc trong việc tiếp nhận phản hồi từ nhân viên, luôn đánh giá cao những phản hồi đó bằng hành động cụ thể. Đối với những phản hồi tích cực, hãy ghi nhận và phát huy. Đối với những góp ý mang tính xây dựng, trước tiên lãnh đạo phải soi xét chính mình, sau đó cho nhân viên sự giải thích thích đáng. Như vậy sự tin tưởng và tính gắn kết trong đội ngũ sẽ được nâng cao.

7. DÀNH THỜI GIAN ĐỂ NHÌN NHẬN DOANH NGHIỆP  

Bị nhấn chìm bởi các công việc hàng ngày là nguyên nhân cản trở lãnh đạo khám phá và đánh giá bức tranh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Các nhà lãnh đạo xuất sắc luôn biết cách phân bổ thời gian để xử lý công việc và nghĩ về bức tranh lớn hơn của doanh nghiệp, từ đó có sự ưu tiên sắp xếp nhân sự để hiện thực hoá bức tranh sống động đó. Điều này giúp tối đa hoá sự hài lòng và đóng góp của nhân viên cũng như tạo ra một đội ngũ khoẻ mạnh và gắn kết.

Bài viết gốc: https://www.vcfo.com/blog/leadership-practices-employees-organizations/

Đọc thêm:

Download bộ công cụ vận hành Doanh nghiệp EOS và bắt đầu trải nghiệm ngay từ hôm nay!

Gặp gỡ trực tiếp chuyên gia để tìm hiểu sâu hơn về EOS: link đăng ký tư vấn miễn phí

Theo BSS Việt Nam

Bạn đang lên Kế hoạch Kinh doanh 2022?

Bạn không biết xây dựng các mục tiêu như thế nào cho hiệu quả, không biết liệu các mục tiêu có được thực thi bởi đội ngũ hay không?

Nhấn vào hình bên cạnh để xem video record: NGUYÊN TẮC LẬP VÀ THỰC THI KẾ HOẠCH KINH DOANH HIỆU QUẢ bởi chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

SIMPLAMO
PHẦN MỀM SỐ HÓA CÔNG CỤ EOS

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN
CHỈ TRONG MỘT NỀN TẢNG DUY NHẤT

Nền tảng thông dụng cho các nhà quản lý, CEO phát triển, theo dõi, trao quyền cho nhân sự, chinh phục các mô hình nổi tiếng: EOS/OGSM/BSC/OKR

Đơn giản - Dễ sử dụng - Tập trung vào yếu tố con người

Đừng bỏ lỡ

Những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cụ thống kê (GSO) cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam còn gập ghềnh, gây áp lực trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế. Trước nền kinh tế đầy biến động và không chắc chắn, chìa khóa để các doanh nghiệp sống

Đăng ký nhận bản tin

Chỉ có 5% nhà lãnh đạo được sinh ra với tài năng thiên bẩm, phần còn lại đều do quá trình học hỏi và tích lũy của bản thân. Hãy để chúng tôi giúp một bạn một tay bằng việc gửi các bài viết chuyên sâu về vận hành doanh nghiệp, về Hệ điều hành doanh nghiệp EOS và cập nhật lịch tổ chức sự kiện EOS TALK, Workshop hàng tháng.